CÔNG TY LUẬT ANT

Công ty Luật hàng đầu Việt Nam

CÔNG TY LUẬT ANT

Tư vấn pháp lý cho tổ chức công ty và cá nhân

CÔNG TY LUẬT ANT

Tư vấn pháp luật uy tín

CÔNG TY LUẬT ANT

Đội ngũ luật sư chất lượng

CÔNG TY LUẬT ANT

Có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Điều kiện kinh doanh bất động sản trong Luật Kinh doanh bất động sản

Theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi. Theo định nghĩa này kinh doanh bất động sản gồm hai hình thức: tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản với đối tượng kinh doanh là hàng hóa bất động sản; và kinh doanh dịch vụ bất động sản với đối tượng kinh doanh là dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn bất động sản, dịch vụ quản lý bất động sản. Có nghĩa rằng cả hàng hóa và dịch vụ liên quan đến bất động sản là đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh doanh Bất động sản.

Thứ nhất, đối với điều kiện kinh doanh hàng hóa là bất động sản của tổ chức, cá nhân tại Điều 10 Luật Kinh doanh Bất động sản chỉ yêu cầu phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và số vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên. Theo Luật Kinh doanh bất động sản 2006 thì vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là 6 tỷ đồng. Con số này đã tăng lên gấp hơn ba lần theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Doanh nghiệp không phải làm thủ tục đăng ký xác nhận về mức vốn pháp định hoặc phải xin văn bản xác nhận tài khoản của Ngân hàng để chứng minh vốn pháp định. Trong bối cảnh ngày này thì con số 20 tỷ vốn pháp định không phải là cao, tuy nhiên đây chỉ là điều kiện để được phép kinh doanh ngành nghề này. Con số này được nâng lên nhằm hạn chế việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản một cách ổ ạt. Còn khi thực hiện dự án cụ thể, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ vốn điều lệ (vốn chủ sở hữu) so với vốn đầu tư (vốn chủ sở hữu và vốn vay), ký quỹ, nhà ở dự phòng,… trong các văn bản luật đất đai, luật đầu tư. Các quy định này nhằm ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư đối với dự án mình thực hiện.
Thứ hai, theo quy định tại Chương IV Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, kinh doanh dịch vụ bất động sản không có yêu cầu về vốn pháp định nhưng phải phải ứng điều kiện phải thành lập doanh nghiệp và các điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất. Không chỉ tổ chức, cá nhân trong nước, mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có quyền kinh doanh các dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam không được phép cung cấp dịch vụ bất động sản qua biên giới mà buộc phải thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Các quy định trong Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 không rõ ràng dễ nhầm lẫn giữa kinh doanh bất động sản nói chung (gồm cả hàng hóa và dịch vụ) và kinh doanh hàng hóa bất động sản, việc quy định chi tiết về vốn pháp định không áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản chỉ được làm rõ trong Nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
Thị trường bất động sản là một thị trường đặc biệt, hàng hoá là bất động sản có giá trị rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế- xã hội, đặc biệt là thị trường nhà đất đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế – xã hội của đất nước, làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, do đó đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách rõ ràng nhằm bảo đảm điều chỉnh chính xác, kịp thời, tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh bất động sản và các dịch vụ liên quan.

Liên hệ ANT Lawyers để yêu cầu dịch vụ


VP TP. HCM: hcmc@antlawyers.com.  Tel: (028) 730 86 529
VP Hà Nội: hanoi@antlawyers.com.  Tel: (024) 730 86 529
VP Đà Nẵng: danang@antlawyers.com. Tel: (0236) 7300 529

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quỹ bảo lãnh tín dụng là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày 28/12/2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 45/2018/TT-NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng nhận tài sản bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh, bên cho vay, Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên có tài sản bảo đảm và các bên liên quan (nếu có) thỏa thuận bằng văn bản để đảm bảo bên cho vay có quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh trong trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định.
Trước khi thực hiện cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên cho vay và Quỹ bảo lãnh tín dụng cần phải căn cứ các quy định nội bộ của bên cho vay và phương thức tổ chức điều hành hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định tại Điều 14 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP, thực hiện ký thỏa thuận khung hoặc thỏa thuận từng lần về việc phối hợp cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng để thống nhất các nội dung trong quá trình thực hiện bảo lãnh, cho vay và là cơ sở để thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên khi phát sinh. Trường hợp các bên có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thỏa thuận phối hợp đã ký kết thì việc sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện bằng văn bản và là một bộ phận không tách rời của văn bản thỏa thuận phối hợp.
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều rất khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng do không đáp ứng được yêu cầu về tài sản bảo đảm tiền vay. Quỹ Bảo lãnh tín dụng ra đời là cầu nối giữa ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này được tiếp cận vốn vay kể cả khi doanh nghiệp không có tài sản để thế chấp. Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 16 Nghị định 34/2018/NĐ-CP, gồm:
– Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh.
– Có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tại thời điểm Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh.
– Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
– Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn.
So với quy định tại Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ), điều kiện để được bảo lãnh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được lược bỏ các điều kiện yêu cầu tài sản thế chấp và vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư. Quy định trong Quy chế như vậy rât ngặt nghèo đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi nếu như có tài sản thế chấp doanh nghiệp có thể trực tiếp tới ngân hàng vay vốn chứ không cần thiết phải tốn thêm chi phí bảo lãnh. Tiêu chuẩn bảo lãnh của các quỹ này gần giống như tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng hay các quỹ tín dụng khác, do đó vai trò của Quỹ bảo lãnh vẫn chưa được phát huy. Nghị định 34/2018/NĐ-CP ra đời đã bỏ điều kiện cần tài sản thế chấp và tâp trung và phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn.


Liên hệ ANT Lawyers để yêu cầu dịch vụ


VP TP. HCM: hcmc@antlawyers.com.  Tel: (028) 730 86 529
VP Hà Nội: hanoi@antlawyers.com.  Tel: (024) 730 86 529
VP Đà Nẵng: danang@antlawyers.com. Tel: (0236) 7300 529

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Gia hạn văn phòng đại diện

Thủ tục gia hạn văn phòng đại diện như thế nào?

Thương nhân nước ngoài  được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài. Khi hết hạn mà thương nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp tục hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh cần tiến hành các thủ tục gia hạn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chúng tôi xin tư vấn cho khách hàng thủ tục gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài như sau:

Điều kiện gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh:
– Thương nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh ;
– Đang hoạt động theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ;
– Không có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện, chi nhánh.
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh:
– Đơn đề nghị gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh theo mẫu của Bộ Công thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
– Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. các giấy tờ phải dịch ra tiếng Việt Nam và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo qui định của pháp luật Việt Nam;
– Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh, tính đến thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh;
– Bản gốc giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh đã được cấp :
  • Thời hạn làm thủ tục gia hạn: ít nhất là 30 ngày, trước ngày giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh hết hạn
  • Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ (Sở Công thương)
  • Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Thời hạn gia hạn giấy phép của văn phòng đại diện, chi nhánh: như giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 72/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
– Thông tư 11/2006/TT-BTM Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Làm sao để Luật sư ANT có thể giúp doanh nghiệp của bạn?
Hãy liên hệ công ty luật  ANT Lawyers qua hòm thư  luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Dự án đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Lợi ích dự án đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) là gì?

Hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Hiện nay, đầu tư theo hợp đồng BCC được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư 2014, Bộ Luật Dân sự 2015.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thì thực hiện theo pháp luật dân sự. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC.
Đối với dự án đầu tư theo hợp đồng BCC không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
  • Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Làm sao để Luật sư ANT có thể giúp doanh nghiệp của bạn?
Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư  luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Cấp đổi giấy phép đầu tư theo quy định mới

Hiện nay, Việt Nam là thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Quy trình đăng ký giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư tương đối là phức tạp nếu không có sự tư vấn của luật sư có kinh nghiệm.
Tiếp theo công văn số 4326/BKHĐT-ĐTNN và công văn số 4366/BKHĐT-PC ngày 30/6/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành công văn số 5122/BKHĐT-PC ngày 24 tháng 7 năm 2015 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. Trong công văn có nội dung sau: Quy trình giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ) theo quy định mới.

Trường hợp chỉ yêu cầu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tại Cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp 2014.Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thay thế nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Nội dung đăng ký kinh doanh tại quy định Giấy phép đầu tư , Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hết hiệu lực kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; nội dung dự án đầu tư tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) tiếp tục có hiệu lực.
Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Điều 26 Luật đầu tư 2014 trước khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp chỉ yêu cầu điều chỉnh nội dung dự án đầu tư
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định của Luật đầu tư 2014 tương ứng với nội dung điều chỉnh.Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp thay thế cho nội dung dự án đầu tư trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) tiếp tục có hiệu lực.
Trường hợp điều chỉnh cả đăng ký kinh doanh và dự án đầu tư
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; sau đó điều chỉnh nội dung dự án đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tương ứng.
Trường hợp có yêu cầu đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay cho Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, sau đó đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư.
Hồ sơ đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản sao Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Hồ sơ đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đã cấp theo Điểm này) và Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký đầu tư đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định lại nội dung đăng ký kinh doanh đang có hiệu lực tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định lại nội dung dự án đầu tư đang có hiệu lực tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Làm sao để Luật sư ANT có thể giúp doanh nghiệp của bạn?



Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư  luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Cách đặt tên cho Doanh nghiệp

Cách đặt tên cho Doanh nghiệp như thế nào?

1. Đặt tên Doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp = Loại hình doanh nghiệp + Tên  riêng của doanh nghiệp
Trong đó:
  • Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân / Công ty trách nhiệm hữu hạn / Công ty cổ phần / Công ty hợp danh
  • Tên riêng của doanh nghiệp:
– Phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F,J,Z,W, chữ số và ký hiệu, phải phát âm được.
– Chỉ được sử dụng ngành,nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp của bạn có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.
2. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt:
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt tương ứng. Tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài.
Chú ý:
1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc.
2. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức đó.
3. Không sử dụng từ ngữ, kí hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên doanh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.


Làm sao để Luật sư ANT có thể giúp doanh nghiệp của bạn?


Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư  luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư

Thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư như thế nào?

Bên cạnh việc thành lập dự án đầu tư mới thì việc làm thế nào để chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cũng là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Hiện nay, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015 NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư.
Các trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư :
  • Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
  • Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  • Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  • Các dự án mà Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng hoạt động mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;
  • Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;
  • Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
  • Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
  • Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.
Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động sự án đầu tư :
  • Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
  • Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
  • Các trường hợp còn lại, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.
  • Đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư mà không thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư. Trong trường hợp này, nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư tiếp tục có hiệu lực.
Văn bản quyết định chủ trương đầu tư và văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư chấm dứt hiệu lực trong trường hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động.
Các công việc cần tiến hành sau khi chấm dứt hoạt động dự án đầu tư
  • Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;
  • Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thìviệc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.


Làm sao để Luật sư ANT có thể giúp doanh nghiệp của bạn?


Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư  luatsu@antlawyers.com hoặc gọi số Hotline để được tư vấn.